Bỏ túi các cách sử dụng tai nghe không đau tai cho ngày dài luyện tập năng động

Sống trong thời đại công nghệ 4.0, con người dường như gắn bó với các trang thiết bị công nghệ vào đời sống cá nhân vì sự đa năng và thuận lợi mà nó đem lại. Chúng ta hầu như tận dụng thiết bị âm thanh cho việc nghe nhạc, làm việc hoặc đơn giản là mang chúng bên mình trên mọi nẻo đường vào hầu hết những hoạt động trong ngày như một người bạn đồng hành. Thế nhưng, bạn có biết nếu quá lợi dụng việc sử dụng chúng, đặc biệt là các mẫu thiết bị âm thanh không có xuất xứ rõ ràng, bạn sẽ đối mặt với những rủi ro không lường nào không? Vì thế, bài viết này sẽ mách bạn những cách chọn tai nghe không đau tai để bạn tha hồ mang tai nghe bên mình vận động cả ngày dài mà không lo bị ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Chọn đeo tai nghe chất lượng để cả ngày năng suất, tự tin hoạt động và làm việc

Chọn đeo tai nghe chất lượng để cả ngày năng suất, tự tin hoạt động và làm việc

Những rủi ro của việc lạm dụng tai nghe (kém chất lượng)

Nên cân nhắc tần suất sử dụng khi vận động để tránh việc quá phụ thuộc hoặc thậm chí có thể khiến người dùng bị nghiện việc sử dụng tai nghe. Nguyên lý hoạt động của các loại tai nghe truyền thống trên thị trường hiện nay hầu hết đều truyền hợp âm thanh trực tiếp đến màng nhĩ, điều này về lâu về dài sẽ gây sức nặng tác động không tốt đến tai của người nghe dẫn đến những tổn thương không đáng có, khiến bạn phải đối mặt với tác dụng phụ không lường do việc sử dụng tai nghe nhiều giờ như:

Nhiễm trùng tai 

Nếu bạn đang sử dụng các loại tai nghe nhét tai (In-ear) truyền thống hoặc trùm tai (On-ear), bạn sẽ phải chịu sự cản trở không khí, áp suất vào tai do nguyên lý hoạt động đặc thù của những dạng tai nghe này. Trong quá trình đeo nếu không được vệ sinh kỹ càng, sự tắc nghẽn trong tai bạn sẽ hình thành một nơi lý tưởng cho các mầm mống vi khuẩn phát triển. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng về tai. Nếu tai của bạn đang trong tình trạng không hoạt động tốt như bình thường, hãy cân nhắc việc dừng đeo tai nghe và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng nhất. Đừng cố đeo khi tai bạn đã ra tín hiệu báo động và nên tránh dùng chung tai nghe với bất kỳ người khác vì vi khuẩn có hại sẽ truyền từ tai của bạn sang người khác do đã trực tiếp tiếp xúc với tai. Đặc biệt nếu bạn là tín đồ của các bộ môn tập thể thao, cơ chế mồ hôi sẽ được tiết ra càng nhiều nếu bạn vận động mạnh và di chuyển nhiều, khi mồ hôi chảy vào ống tai sẽ ảnh hưởng không chỉ chất lượng tai nghe mà còn đến ống tai bạn.

Đau tai

Đau tai là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất mà người sử dụng phải đối mặt do việc sử dụng tai nghe trong nhiều giờ hàng ngày. Nhiều người cho rằng chỉ cần mua tai nghe bình dân là có thể phục vụ nhu cầu cơ bản nhất chính là phát nhạc. Họ không sai, nhưng ông bà ta đâu quan niệm “tiền nào của đó” mà không có những lý lẽ nào đúng không? Giá cả rẻ thì xác suất có thể tận hưởng trải nghiệm nghe nhạc không được trọn vẹn càng cao, đồng thời các hợp âm thanh phát ra từ âm thanh vẫn còn tồn tại những tiếng ồn dư thừa truyền qua thiết bị âm thanh tác động trực tiếp lên màng nhĩ. Không dừng lại ở đó, thiết kế không được ổn định do quá chật hoặc quá lỏng còn gây bất tiện, tạo nên áp lực lên vành tai, ống tai bạn lẫn một “áp lực vô hình” khi bạn sử dụng chúng hoạt động ngoài trời bởi sự lo lắng, thấp thỏm nếu hoạt động mạnh quá sẽ khiến chúng rơi rớt giữa đường. 

Chọn tai nghe kiểu dáng phù hợp tránh gây bất tiện, vướng xíu trong quá trình sử dụng

Thiếu tập trung

Âm thanh với âm lượng không phù hợp có thể có tác động tiêu cực rất lớn đến màng nhĩ của bạn. Âm thanh truyền từ tai đến não ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự thiếu tập trung. Chính vì thế, khả năng tập trung có thể yếu đi do tần suất sử dụng quá nhiều tai nghe trong thời gian dài.

>>> Tham khảo thêm: Những lưu ý sử dụng tai nghe bluetooth không đau tai

Hạn chế những hiện tượng trên với các cách sử dụng tai nghe không đau tai sau

Điều chỉnh thời lượng sử dụng tai nghe 

Đúng là ta không thể phủ nhận lợi ích mà âm nhạc mang lại trong những buổi tập năng suất hoặc những hôm làm việc, học tập tràn đầy năng lượng, tuy nhiên cách đơn giản nhất để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần không đâu khác chính là điều chỉnh tần suất sử dụng thiết bị âm thanh ở mức hợp lý và khoa học. 

Tuân thủ theo quy luật 60 phút/ 60% 

Các bác sĩ về tai khuyên rằng chỉ nên chỉnh mức độ âm lượng dao động khoảng 60-70% thôi vì nếu điều chỉnh ở mức độ quá lớn sẽ làm tăng áp suất, áp lực truyền đến tai và tác động trực tiếp lên màng nhĩ gây ảnh hưởng không tốt trong thời gian dài. Đồng thời, hãy tập nghe ngắt quãng để tai bạn được nghỉ ngơi sau mỗi 60 phút bởi nếu bịch hoặc nhét tai quá lâu sẽ gây những tình trạng tắc nghẽn tai như đã đề cập trên.

Chọn tai nghe có kiểu dáng Thiết kế mở (Open-ear)

Thiết kế mở của tai nghe Open-ear cho phép người nghe vẫn có thể kết nối với âm thanh của thế giới bên ngoài bởi núm truyền âm được đặt ngoài tai đảm bảo đem lại không chỉ sự an toàn khi hoạt động ngoài trời hoặc tham gia giao thông mà còn mang đến sự an tâm, đề cao sự thoải mái của người đeo hạn chế các rủi ro không đáng có làm ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe nhạc. Nếu bạn là người có tần suất sử dụng tai nghe cao, hãy nâng tầm các buổi tập và hoạt động ngày dài với Tai nghe Shokz OpenRun. Đây là dòng tai nghe được trang bị công nghệ âm thanh tiên tiến cùng thiết kế mở giúp tai bạn luôn được thông thoáng, ngoài ra tai nghe công nghệ truyền âm thanh qua xương của thương hiệu Shokz còn được chứng nhận AN TOÀN, THOẢI MÁI với từng nhóm đối tượng cho các mục đích khác nhau. Không chỉ thế, hội đồng bộ môn thể thao điền kinh tại Anh còn trao mặt gửi vàng chọn tai nghe Shokz là lựa chọn cho các vận động viên chuyên nghiệp tham gia chương trình. 

Tai nghe Shokz OpenRun với trọng lượng nhẹ tênh chỉ 26g

Tai nghe Shokz OpenRun với trọng lượng nhẹ tênh chỉ 26g 

Âm nhạc là yếu tố giúp ta giải tỏa áp lực, là yếu tố giải trí, chúng ta hãy tận dụng công nghệ này một cách thông minh và triệt để tránh lạm dụng và khiến nó trở ngược thành áp lực không đáng có gây cản trở cuộc sống và sức khỏe của người dùng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách chọn tai nghe không đau tai và dòng tai nghe phù hợp cho mình.